Tây Tiến – Quang Dũng
Mở bài 1: Phong trào thơ mới 1932 – 1945 đánh dấu sự thành công vượt bậc của văn học Việt Nam với sự đóng góp bởi các tên tuổi nổi tiếng với phong cách thơ lãng mạn, hào sảng nổi trội trong làng thơ như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Loan,
Hoàng Cầm, Quang Dũng… Và hẳn nhiên,
không ai có thể quên Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, bởi riêng mình Quang Dũng dường như đã tự tách biệt
mình ra với hướng đi của
các nhà thơ lãng mạn khác.
Mở bài 2: Nhà thơ
Vũ
Quần Phương đã nhận xét và bài thơ
Tây Tiến : “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì
chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng
chiến”. Phải chăng
cái mới, cái
lạ,
cái riêng
biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc,
được tạc
dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa
mang vẻ
đẹp
hào hoa, lãng mạn.
Mở bài 3: Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi,
bụi
thời gian có thể phủ dày
lên hình
ảnh
của những anh hùng vô danh, nhưng văn học
với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm
hồn người đọc hình ảnh những người con
anh
hùng của đất nước đã ngã
xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường
kỳ lịch sử. Và “Tây Tiến” là 1 trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng
cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong
cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài
đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm
gian khổ ấy bất tử cùng thời gian
Mở bài 4: Cho đến nayTây tiến vẫn là một đài thơ (Thi Sơn)đầy
kỳ bí.Cái ma
lực, cái âm hưởng của bài thơ Tây tiến...chưa ai lý giải hết được. Phải chăng cái hay là bởi lời thơ,ý thơ,hình tượng thơ Giầu nhạc điệu được chứa trong một hồn thơ thật mới lạ và rất sâu sắc ? Con người nồng hậu,nét bút tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ đã làm
nên
kiệt tác thơ Tây tiến. Với Tây tiến,Quang Dũng dưa
ta đi vào một thế
giới đầy mùi hương hoài niệm,của
sự vọng tưởng diệu
huyền.Với Tây tiến,Quang Dũng đã xây tượng đài về anh Bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến 9 năm đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng
Mở bài 5: Nhà thơ Chế Lan Viên từng để tâm
hồn thăng hoa trong những lời thơ sâu sắc: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Trong cuộc đời
mỗi người
từng gắn bó với nhiều mảnh
đất. Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành dấu ấn, trở thành những kỉ niệm
khó
quên. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã từng trải qua cảm xúc ấy. Nỗi nhớ của ông về những năm
tháng kháng chiến, về những kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc đã
được ghi lại chân thực trong bài thơ
Tây
Tiến.