Chuyên đề 1 : Thế nào là thơ…

Đề bài.

La Mác tin nhà thơ pháp tâm sự, “ Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật đó là sự giải thoát của lòng tôi”.
Anh chị có suy nghĩ gì về lời tâm sự trên? Hãy dựa vào sự hiểu biết về bài thơ “Vội Vàng” để làm sáng tỏ suy nghĩ của.

Bài làm.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng quan niệm, “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động con tim”. Đúng như vậy, thơ là sự phối hợp nhịp nhàng, hài hòa giữa nghệ thuật và nội dung, giữa ý và tình, giữa tính là tính họa và tình cảm, cảm xúc… Thiếu một trong những yếu tố trên, Thơ có đi vào lòng người, đánh mất đi bản chất của nó bấy lâu nay. Thơ là sự biến hóa kỳ diệu của nghệ thuật và quan trọng hơn đó là còn là sự bộc bạch, tiếng nói tâm hồn của thi sĩ. Bàn về điều này, Lác mắc tin nhà thơ pháp tâm sự. Thế nào là thơ? “đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”, và minh chứng rõ nhất cho điều đó chính là bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu.
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng cho rằng, thơ là bà chúa của nghệ thuật”. Cũng đồng quan điểm đó nên Lác mát tin cũng đã khẳng định “thơ không chỉ là một nghệ thuật”. Thơ là nghệ thuật, là diệu nhất của ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu… như sông hồng đã từng nói “thơ là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Nhưng đâu chỉ dừng lại ở đó, “thơ còn là sự giải thoát của lòng tôi”. Thơ chính là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm của nhà thơ với bao vui buồn, mơ ước, hi vọng… trước cuộc sống. Như vậy Ý kiến của Lác mác tin, khẳng định thơ không chỉ là sản phẩm là diệu của nghệ thuật ngôn từ, mà thơ là phương tiện giao tiếp bộc bạch, tình cảm của người nghệ sĩ với đời.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã từng phát biểu, “thơ hay, là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh”. Lời phát biểu về thơ của Trần Đăng Khoa cũng như của Lacmactin tuy hai nhưng bản chất lại hướng về một vấn đề. Dễ dàng nhận thấy cả hai ý kiến và rõ hơn là ý kiến của Lác Mác tin đều nói được lên đặc trưng cơ bản của thơ. Những nhà thơ lớn là những bậc thầy về ngôn ngữ, những bài thơ hay phải có ngôn ngữ cô đọng, giàu cảm xúc, giàu sức gợi, hình ảnh đẹp, phong phú. Nói như sóng hồng đó “là họa, là nhạc”. Nhưng ngôn ngữ chỉ là những xác chữ vô hồn, nằm thẳng đơ trên trang giấy. Nếu không có tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Lê Quý Đôn đã từng cho rằng “thơ phát khởi từ lòng người ta”. Thơ chỉ tràn ra khi các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ dâng cao độ, đòi hỏi được giãi bày, chia sẻ, cảm thông. “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim”, nó phản ánh hiện thực xã hội thông qua một tình cảm mãnh liệt nhất, sâu sắc nhất, thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tạo. Mặt khác người đọc tìm đến với thơ là tìm đến với tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết nhà thơ, nói như Tố Hữu “thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”. Vì vậy nếu không có tình cảm, cảm xúc hoặc tình cảm, cảm xúc chỉ nhàn nhạt, không chân thành, sâu sắc, ám ảnh thì sẽ không thể tạo nên sự đồng cảm ở độc giả, cũng có nghĩa là thơ sẽ thiếu sức sống. Bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu là một bài thơ hay, lay động người đọc bởi những giá trị về ngôn ngữ nghệ thuật, cũng như những tư tưởng, tình cảm thật sâu sắc, mới mẻ và chân tình.
Xuân Diệu, vị đại diện xuất sắc của phong trào thơ mới, có đóng góp vô cùng to lớn cho quá trình hiện đại hóa văn học. Nhắc đến Xuân Diệu, người ta nhớ ngay đến một phong cách rạo rực, tha thiết với đời “chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. Cũng chính vì phong cách sống ấy nên thơ Xuân Diệu đầy tràn sự sống, sự hưởng thụ, sự tận hưởng và tận hiến. Đọc thơ Xuân Diệu người ta đọc không bắt gặp nỗi buồn u sầu, thời thế như các nhà thơ cùng thời, mà đó là sự yêu đời, khát khao giao cảm với đời qua một hệ thống nghệ thuật mới mẻ, độc đáo. “Vội Vàng”, là một trong những bài thơ như vậy! Mỗi câu mỗi chữ trong bài thơ đều thể hiện rất rõ ràng, tài năng nghệ thuật cũng như tình cảm dạt dào của Xuân Diệu.
Đầu tiên “Vội Vàng”, là một bài thơ hay bởi những cảm xúc được biểu hiện trong một hệ thống ngôn ngữ giàu tính nghệ thuật. Đọc “vội vàng”, người đọc bắt gặp ngay một hệ thống động từ mạnh để diễn tả cảm xúc dạt dào, mãnh liệt.

“Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
Động từ “tắt”, “buộc”, thể hiện rất rõ cảm xúc yêu đời tha thiết, mãnh liệt đến cuồng nhiệt của nhà thơ. Xuân Diệu thật táo bạo, thần thái thật mạnh mẽ, muốn làm thay việc của tạo hóa, của ông trời. Muốn tắt nắng cho màu đừng nhạt phai, muốn buộc gió cho hương sắc dừng bay đi. Phải yêu đời lắm, tha thiết lắm mới có cách nghĩ, cách cảm tới vậy. Hay đến đoạn thơ cuối ta bắt gặp một hệ thống động từ cũng mạnh mẽ của nhiệt, và đầy sức sống của một tâm hồn rạo rực.

“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy Ánh Sáng,
Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào người”.

Tình cảm của tác giả dành cho cuộc đời có lẽ thể hiện rõ nhất ở đây. Nhà thơ muốn “ôm” nhưng chưa đủ, rồi muốn “riết” nhưng chưa gần, muốn “say”, muốn “thâu” và “cắn”. khát khao giao cảm với đời một cách mãnh liệt trái tôi Xuân Diệu đã đưa người đọc hay nhất cùng với cái động từ Tăng Tiến thật mới mẻ độc đáo. Hệ thống động từ quả thật đã đưa bài thơ trở thành một dòng cảm xúc mạnh mẽ yêu đời đến cuồng nhiệt say mê mà chưa từng bắt gặp ở phong cách thơ mới nào.
Bên cạnh hệ thống động từ mới mẻ là một hệ thống tính từ được dùng để diễn tả sức xuân, sắc xuân, hương xuân và tình xuân.
“Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất”.
Hay:
“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi”.
Xuân Diệu Nhìn mọi thứ mọi vật xung quanh bằng cặp mắt xanh non biếc rờn. Điều đó được nhà thơ thể hiện rõ qua các tính từ gợi hình, gợi cảm, “xanh gì”,  “tơ”, “phơ phất”, “mơn mởn”… nhà thờ quan sát một cách tỉ mỉ nhìn đâu cũng là một bữa tiệc của thiên nhiên sự hưởng thụ thiên nhiên khi trong con người Xuân Diệu nó không phải ở mức bình thường mà phải ở độ “chếnh choáng”, “đã đầy” và “no nê”. Việc sử dụng thành công một hệ thống tính từ khiến bài thơ Vội Vàng trở nên tăng tính gợi hình, gợi cảm; lòng thơ cũng dễ đi vào lòng người hơn.
Sự tài năng trong việc sử dụng nghệ thuật hình ảnh và ngôn từ của Xuân Diệu trong bài thơ còn được thể hiện qua những hình ảnh mới lạ, độc đáo.
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật”. “Tuần tháng mật của ong bướm”, cũng như “tuần tháng mật” của con người. Mùa xuân với đầy hoa thơm trái ngọt với đôi cánh mong manh, dập dùi đi kiếm mật, trong mắt của Xuân Diệu lúc đó như chính là “tuần trăng mật”, quãng đời đẹp nhất của bọn chúng. Rồi để nói về vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân nói chung và tháng giêng nói riêng, Xuân Diệu đã dùng hình ảnh “cặp môi gần” để diễn tả. Lấy cái vô hình để so sánh với cái hữu hình lấy thiên nhiên so sánh với con người… hình ảnh lạ và hấp dẫn ấy như điểm sáng của bài thơ hấp dẫn tâm hồn người đọc. Bên cạnh đó còn là những cụm từ đầy tính diễn tả mang sắc riêng trong ý thơ, tình thơ của Xuân Diệu. Như “Xuân hồng”, “tháng giêng ngon”, “mùi tiễn biệt”… đều mang sức lôi cuốn mê hoặc lòng người.
Cuối cùng tính nghệ thuật của bài thơ còn được thể hiện ở sự chuyển đổi đại từ nhân xưng “tôi” chuyển sang “ta”, để khẳng định cái tôi riêng của tác giả. Ban đầu là cái tôi Xuân Diệu, cái tôi khao khát yêu đời, nhìn cuộc sống bằng sự đắm say, tha thiết. Cũng chính vì điều đó nên cái tôi không muốn chỉ là cái tôi, cái tôi muốn lan tỏa, muốn kêu gọi mọi người, muốn thúc giục mọi người. Lúc đó cái tôi đã biến thành cái ta chung. Đó là cái ta của sự tận hưởng và tận hiến, cái ta trong sự yêu đời, thiết tha, mãnh liệt. Từ cái tôi mang một cách nhìn riêng, Xuân Diệu đã hoà chung vào cái ta to lớn. Sự thay đổi đại từ đó càng khẳng định tài năng nghệ thuật đặc biệt của mình.
Thơ là sự thể hiện của nghệ thuật ngôn từ. Thế nhưng, bên cạnh đó thơ còn là “tiếng nói của tri âm”, của tấm lòng. Thiếu đi tình cảm thì thơ chỉ là những xác chữ vô hồn nằm thẳng đơ trên trang giấy. Thơ là hồn cốt của thơ, là cái đức hạnh, cái để người ta sống lâu dài với thơ. Mở bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu không phải là ngoại lệ. Đọc “vội vàng” điều mà người đọc bắt gặp, đầu tiên đó là lòng yêu đời, yêu cuộc sống, niềm khát khao giao cảm với đời bằng tất cả sự sôi nổi, mãnh liệt, qua việc miêu tả bức tranh xuân non, tình tứ tràn đầy sự sống.
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất,
Của Yến Anh này đây khúc tình si
Và này đầy ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa”.
Ong bướm dập dìu bay đi kiếm mật, như chúng đang hưởng thụ khoảng thời gian đẹp nhất “tuần tháng mật”. Hoa ngũ lên khoe màu sắc sặc sỡ trên tấm thảm xanh gì của đồng nội. Đó là vẻ đẹp thanh cao, mà tươi sáng, giản dị, mà ấn tượng… Mùa xuân đến là mùa của sự nảy nở, đâm chồi, nảy lộc, cành lá non tơ, phơ phất trước làn gió rung rinh.
Ánh nắng của xuân sang thì dịu nhẹ như “ánh chớp hàng mi”, của người con gái đương xuân, nhẹ nhàng và ấm áp. Trên cái nền hòa quyện đẹp đẽ giữa màu sắc, cảnh vật và ánh nắng ấy. Bỗng có tiếng của bầy chim yến, chim Oanh cất vang khúc tình si, say đắm lòng người. Tất cả, đã cho thi sĩ có cảm giác như ngày nào thần vui cũng gõ cửa ghé thăm nhanh đến những bữa tiệc trần thế đầy nhựa sống, tình tứ và quyến rũ. Mọi thứ đã khiến người thi sĩ ấy phải thốt lên.
            “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
Mùa xuân đã là một mùa đẹp nhất trong năm, nhưng tháng giêng lại là tháng đẹp nhất trong mùa xuân. Xuân Diệu, đã cảm nhận mọi thứ trong khoảng thời gian này. Tháng giêng có vẻ đẹp như cặp môi của người con gái trẻ, cặp mắt nhìn đời của Xuân Diệu thật tươi trẻ, mát lành cho thấy ông hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Hoài Thanh nhận xét quả không sai “với Vội Vàng”, Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và sua ai nấy để hạ giới”.
            Cũng chính vì lòng yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết nên Xuân Diệu đã bộc lộ nỗi u hoài, lo lắng trước sự hữu hạn của đời người, trong cái vô hạn của đất trời.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non nghĩa là xuân đã già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian?
Nói làm chi răng Xuân văn tuần hoàn!
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thăm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”.
Xuân Diệu, nhìn thời gian trôi qua đầy tính mất mát. Nó chưa đến mà cảm nhận nó đã qua, nó còn non mà cảm nhận nó sẽ già. Thi sẽ quá yêu đời, yêu cuộc sống trần thế, nên luôn cảm nhận và đi trước thời gian. Xuân Diệu cứ muốn nó mãi mãi xanh tươi, nhưng đó là điều không thể. Tấm lòng của nhà văn bao la, nhưng lượng chứa của đất trời chỉ là hữu hạn, ngày xuân đến rồi qua nhanh, tuổi trẻ đang còn đó rồi mau chóng sẽ biến mất. Tác giả đã lấy thước đo thời gian là tuổi trẻ, đời người chỉ là một khoảnh khắc nhỏ bé của thời gian vô tận. Chính vì vậy mà tuổi trẻ lại càng ngắn hơn, chỉ chớp mắt là qua nhanh. Người xưa quan niệm, thời gian tuần hoàn, Xuân đi rồi xuân lại, đời người hết một kiếp, lại sang một kiếp mới, vì vậy họ sống ung dung, thanh nhàn. Nhưng Xuân Diệu lại quan niệm hoàn toàn khác, Ông cho rằng thời gian là tuyến tính, một đi là không trở lại. Trời đất thì còn mãi với non sông, nhưng tuổi xuân thì sẽ úa tàn theo năm tháng. Xuân Diệu, vì thế đã bộc lộ nỗi lòng của mình.
“Nên Bâng Khuâng tôi tiếc cả Đất Trời
Mùi tháng năm đều sớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thân tiễn biệt.
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hồn vị nỗi phải bay đi,
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi,
Phải chăng Sợ độ phai tàn sắp sửa”.
Cái trôi nhanh của thời gian, đã làm cho người thi sĩ này bỗng trở nên hụt hẫng, bâng khuâng. Dường như với tâm hồn nhạy cảm Xuân Diệu, đang cảm nhận bức tranh trần thế tươi đẹp của mùa xuân, thì bỗng lo lắng “độ phai tàn sắp sửa”. Ông cảm nhận được hết mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Sông núi sớm vị của sự chia ly, ngọn gió xinh hồn cán bay đi, chim sợ hãi tiếng hót vang… Mọi vật từ vui thì lại khoác trên mình cái buồn bã, chán nản có phần não nề.
“Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ nữa…”
Tiếng than như khuấy động lòng người về một nỗi buồn u hoài, nuối tiếc.
Biết thời gian là trôi tuyến tính, vì vậy Xuân Diệu đã thể hiện được quan niệm nhân sinh, mới mẻ, sống tích cực có ý nghĩa trong từng khoảnh khắc của cuộc đời, đặc biệt là tuổi trẻ “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Muốn được như vậy, thì ý thức cá nhân phải được đánh thức, phải dám sống, sống thật, sống mãnh liệt say mê, sống tận hưởng, tận hiến.
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây và có dạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thành sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người”.
Sự sống mới bắt đầu, mới nhú lên cái tôi, Xuân Diệu giờ đây không bộc lộ một mình mà đã hòa chung vào cái ta, tôi chúc mọi người yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Đầu tiên là âm, nhưng đối với Xuân Diệu nói riêng gần như thế vẫn còn xa, xa lắm, nên cái tôi cũng là cái ta “riết theo mây đưa và gió lượn”, để được gần hơn, kề hơn, hưởng thụ rõ hơn. Cao hơn một chút chính là sự say sưa với thiên nhiên và tình yêu, rồi muốn thâu thật dài trong một cái hôn nhiều. Sự hưởng thụ đó đã đến ở mức no nê, mức chếnh choáng thế nhưng đối với cái tôi đầy sự ham muốn thì đó vẫn chưa đủ. Đỉnh cao của sự hưởng thụ chính là “cắn”. Cắn vào tươi đẹp nhất, xanh ngon nhất, tình tứ nhất để hưởng thụ rõ nhất. Xuân Diệu hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Qua đây ta càng hiểu được rõ hơn phong cách thơ táo bạo, mới mẻ của Xuân Diệu mà Chu Văn Sơn đã từng nói “xuân diệu chỉ có thể là…Xuân Diệu”.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng khẳng định, “thơ sinh ra từ rất sớm, và sẽ kết bạn với con người đến ngày tận thế”. Phải chăng, chính vì sứ mệnh và chức năng của thơ là sự giãi bày như Lác mác tin tâm sự, nên thơ mới có sức sống như vậy. Ý kiến của Lác mác tin, đã là tiêu chí của một bài thơ hay. Những cảm xúc tình cảm mãnh liệt, chân thành mang tính thẩm mỹ, cùng sự sáng tạo trong hình thức biểu hiện còn làm nên sức sống cho thơ. Ý kiến của Lác Mác tin, còn đặt ra vấn đề trong việc sáng tác và tiếp nhận thơ ca. Đối với người cầm bút, đó là bài học quý giá phải có tâm hồn nhạy cảm với đời thì mới có thể thâm nhập vào thế giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca. Còn với độc giả, khi đọc thơ cần lắng lòng mình xuống để hiểu lòng người, cảm nhận hết được những gì tinh tế mà thi sĩ đã đem lại cho chúng ta.

Xuân Diệu đã từng nhận xét, “thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”. Một bài thơ được coi là tuyệt phẩm khi được phối hợp hài hòa giữa nghệ thuật đặc sắc và cảm xúc mãnh liệt. Lời tâm sự của Lác Mác tin đã thể hiện rõ điều đó. Và đến “với Vội Vàng” điều đó lại càng được tô đậm thêm, càng được sáng tỏ thêm về tiêu chí của một bài thơ hay. Chính vì lẽ đó, nên vội vàng sẽ vượt qua bước chân của thời gian, giữ vững giá trị của nó đến với bạn đọc cả hôm nay và mai sau./