Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Mở bài 1: Đất
Nước - hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừa cao cả, trang trọng, vừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng Đất nước đã
khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Văn học kháng chiến 1945 - 1975 trong
mạch
chảy ngầm dạt dào, mãnh liệt của cuộc sống không chỉ bắt được những âm vang náo nức cùa thời đại mà còn khắc tạc
nên
tượng đài nghệ thuật Đất nước thật
nên thơ, cao đẹp.
Mở bài 2: Trong
suy nghĩ của mỗi người, yêu nước thường là một tình cảm lớn lao, xa
vời, khó cảm nhận. Nhưng qua bài Đất nước, bằng những câu thơ vừa dồn
nén cảm xúc vừa trĩu nặng suy tư, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thầm
nhắc bạn đọc – nhất là lớp người trẻ tuổi “Em
ơi em, Đất Nước là máu xương của mình/Phải biết gắn bó và san sẻ…” Đất Nước gắn bó, biểu hiện ngay
bên
cạnh chúng ta. Phải
chăng lòng yêu nước
bắt đầu từ những điều giản dị, gần gũi nhất, như yêu cha mẹ, gia
đình, mái nhà ta ở, hạt gạo ta ăn, từ mỗi giọt máu, đốt xương của chính mình?
Từ
tình yêu nhỏ, tuổi trẻ hãy mở rộng tấm lòng để có tình yêu lớn. Từ tình yêu,
chúng ta cần thức tỉnh sứ mệnh của mình trước lịch sử. Ngày
xưa, sứ mệnh ấy là
chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, còn ngày nay, sứ mệnh ấy là gì?
Mở bài 3: Đất
nước là đề tài muôn thuở của thơ văn Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước
đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua bài thơ “Đất nước” của
Nguyễn Khoa Điềm. Hình hài đất nước từ khi được sinh ra cho đến khi phải trải qua bao nhiêu song gió chiến tranh được tái diễn sinh động qua một hồn thơ tinh tế, phóng khoáng của Nguyễn Khoa Điềm.Tác giả nhìn đất nước từ nhiều khía
cạnh, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Đất nước là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao nhiêu ngọn nguồn của
cảm xúc chính tác giả.