Sóng – Xuân Quỳnh
Mở bài 1: Tình yêu – một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên thành biết bao lời thơ nhân loai. Mỗi một nhà thơ tìm đến một cách biểu hiện khác nhau: một tình yêu mang yếu tố triết lý trong thơ Tago, một tình yêu
nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, một tình yêu rạo rực tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh tôi bắt gặp một cảm xúc
tình yêu đầy trăn trở khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
Mở bài 2: Sẽ thật là thãi thừa khi nói về vẻ đẹp, sự huyền bí, sự hấp dẫn, niềm
sung sướng và cả những đớn đau do Tình Yêu đem lại. Thế gian đã tốt bao nhiêu
giấy, mực, thậm chí cả ..máu để nói, viết, ca tụng cho Tình Yêu. Trong cuộc đời
trần tục đầy biến ảo này, mọi thứ đều thay đổi, nhưng có một thứ là bất biến, vĩnh
hằng…Đó chính là sự thuần
khiết, lung
linh của Tình yêu. Có lẽ tự thủa hồng hoang, tình yêu của loài người cũng đã vậy và cho đến nay nó vẫn vậy về bản chất, tình yêu đó chỉ thay
đổi về hình thức thể hiện nhưng bảo tồn nguyên vẹn chất liệu
nội dung.Thật là
đẹp và lãng mạng biết bao khi tác giả Xuân Quỳnh đã mượn hình
ảnh
sóng để nói lên những trăn trở, khát khao của tâm hồn người
phụ
nữ trong khát vọng hạnh phúc
đời
thường.
Mở bài 3: Tình
yêu là một đề tài muôn thuở của thơ ca. Muôn đời tình yêu vẫn mới lạ vẫn hấp dẫn với mọi người.Nhiều nhà thơ đã
viết về tình yêu đã
nói về
tình
yêu
bằng một cảm
hứng mãnh liệt in đậm dấu ấn tâm hồn tư tưởng và phong cách
của
mình. Xuân Quỳnh với bài thơ "sóng"-một bài thơ tình duy
nhất trong tập thơ
"Hoa dọc chiến hào"
đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó quên. Tình
yêu
ở đây được đề cập đến một cách sâu sắc đậm đà. Chị đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc tâm trạng những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp vừa thiết tha sôi nổi của
một trái tim phụ nữ đang rạo rực
khao khát yêu đương.
Mở bài 4: “Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm
1968 của
nữ
nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt
của
người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm
điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng
được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở
chạy suốt cả bài.