ĐỀ SỐ 5


ĐỀ THI  THỬ QUỐC GIA THPT
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
MẸ ƠI
                                               Nguyễn Ngọc Hưng
Thềm rêu thầm giữ dấu chân
Vách thầm giữ bóng
Chăn thầm giữ hơi
Chiều, con mắt lệ đầy vơi
Giọt dài giọt vắn
Mẹ ơi, khóc thầm…

Xưa hai đôi đũa một mâm
Giờ hai đôi đũa …con cầm một đôi
Còn một đôi đũa mồ côi
Nghẹn ngào con nuốt cho trôi chén buồn!
(Đăng trên báo Đà Nẵng ngày 18/3/2016)
Câu 1. Thể thơ của bài thơ có gì lạ?
Câu 2. Ở 3 dòng thơ đầu, nhà thơ tìm Mẹ lúc nào?ở đâu? Nêu hiệu quả nghệ thuật ở những nơi tìm đó.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối lập trong 4 dòng thơ cuối.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 dòng) bình giảng từ “thầm”trong bài thơ.
Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung của bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình với chủ đề: Khi không còn Mẹ.
Câu 2. (5,0 điểm)
Viết về hình tượng ông đò của Nguyễn Tuân, nhà nghiên cứu Đỗ Kim Hồi có nhận định: Nhà văn như muốn, qua trường hợp ông đò, cùng mỗi chúng ta nghiền ngẫm triết lí: giữa cái thế giới của độc dữ và nham hiểm, cái thế giới đầy sức mạnh man dại và lập lờ cạm bẫy, con người vẫn đủ khả năng tìm thấy luồng sinh.
                                            ( Dẫn theo Nghĩ từ công việc dạy văn, NXB Giáo dục, 1997)
          Phân tích cảnh vượt “trùng vi” của ông đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà  của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến đó.





HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I

ĐỌC HIỂU
3.0
1
 Thể thơ của bài thơ lạ ở chỗ được viết theo thể thơ lục bát cách tân, có chỗ ngắt dòng, vắt câu theo dụng ý nghệ thuật của tác giả.
0,5
2
 - Ở 3 dòng thơ đầu, nhà thơ tìm Mẹ ở
       +Ban ngày tìm “dấu chân” mẹ ở “thềm rêu”.
       + Đêm đến tìm “bóng”mẹ ở “vách” nhà.
       + Đông về tìm “hơi” mẹ ở “chăn”.
- Hiệu quả nghệ thuật ở những nơi tìm: Đó lại là nơi gieo neo, trơn trợt (thềm rêu), nơi ghi dấu mẹ khó mỏi nhọc nhằn (vách nhà in bóng mẹ trong những đêm thức trắng canh giấc cho con) và trong những đêm đông lạnh lẽo (chăn đắp).
0,25



0,50

3
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối lập trong 4 dòng thơ cuối:
- Biện pháp nghệ thuật đối lập: xưa/ giờ ; hai (đôi) đũa/ một (đôi) đũa;
- Tác dụng: Tạo sự cân đối, hài hoà trong diễn đạt, qua đó làm tăng nỗi cô đơn, nỗi đau, nỗi nhớ, đồng thời thể hiện tình thương mẹ vô hạn của người con khi mất mẹ.


0,25

0,50

4
  Đoạn văn đảm bảo yêu cầu:
- Hình thức: Có câu mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, đúng chính tả, ngữ pháp, cảm xúc chân thành…(0.25)
- Nội dung: đảm bảo các ý (0,75)
         +Vẻ đẹp nghệ thuật: từ thầm xuất hiện 4 lần, sử dụng thanh bằng…
         + Vẻ đẹp nội dung:
            ++ lời khẳng định đức hy sinh thầm lặng của mẹ.
            ++ đó còn là nỗi “thương thầm”, “nhớ thầm” của con đối với mẹ.
  1,00
II

LÀM VĂN
7.0
1
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình với chủ đề: Khi không còn Mẹ.
2,0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khi không còn Mẹ.
0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là biểu cảm; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học làm người
1,25
- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan từ ý thơ trong bài thơ Mẹ ơi của Nguyễn Ngọc Hưng để nêu vấn đề cần nghị luận
- Các câu phát triển đoạn:
    + Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục với tất cả sự hi sinh thầm lặng dành cho con.
     + Với con, còn Mẹ là hạnh phúc nhất trong cuộc đời
     + Khi không còn Mẹ:
        ++Con đã mất tất cả, không còn ai chăm sóc, vỗ về, dạy dỗ, yêu thương;
        ++Con trở thành người cô đơn, trống vắng.
        ++ Con mãi nhớ về Mẹ, nén đau thương để sống tốt, sống đẹp với cuộc đời, không phụ công ơn của mẹ.
               +Phê phán những người con bất hiếu với mẹ khi mẹ còn sống; quên mẹ khi mẹ đã khuất.                    
0,25

0,75




          - Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động: biết kính yêu, biết ơn cha mẹ; xây dựng gia đình hạnh phúc.
0,25
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25


2
  Phân tích cảnh vượt thác của ông đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến của nhà nghiên cứu Đỗ Kim Hồi .
5,0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một vấn đề văn học trong tác phẩm văn xuôi.
             Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
           Cảnh vượt “trùng vi”  của ông đò
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân, tuỳ bút Người lái đò sông Đà, và hiểu ý kiến của nhà nghiên cứu văn học, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: Cụ thể:
a/ Mở bài: (0,25)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận
- Nêu ý kiến của nhà nghiên cứu Đỗ Kim Hồi
b/ Thân bài: (3,50)
- Khái quát tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, sơ lược nội dung, nghệ thuật tuỳ bút, đôi nét về vẻ đẹp của ông đò…(0,25)
- Giải thích: (0,5)
           + cái thế giới của độc dữ và nham hiểm, cái thế giới đầy sức mạnh man dại và lập lờ cạm bẫy: ý muốn nói đến hình ảnh con sông Đà hung bạo, dữ dội, là “thuỷ quái”, “kẻ thù số một”của con người;
 + con người vẫn đủ khả năng tìm thấy luồng sinh: ý muốn nói đến hình ảnh ông đò anh hùng và nghệ sĩ, đã chinh phục được con sông hung bạo, hiểm ác.
+ Cả ý kiến: Khẳng định vẻ đẹp con người lao động: có khả năng chiến thắng thiên nhiên, làm nên sự sống bất diệt.
- Phân tích cảnh vượt “trùng vi” của ông đò: (2,00)
 +Mười năm đi đò dọc, ông đò như một vị tướng đầy tài năng sẵn sàng xung trận. Qua bút pháp tương phản, Nguyễn Tuân thể hiện cuộc giao tranh quyết liệt giữa ông lái đò (tiêu biểu cho ý chí, nghị lực con người) và thạch trận sông Đà (thiên nhiên hung bạo). Sông huy động một lực lượng đông đảo, hung hãn có tướng, có quân, với nhiều thủ đoạn nham hiểm. Chúng phân công nhau, giăng sẵn trận đồ bát quái, bố trí  trận địa thành ba lớp. Tuy vậy, ông đò vẫn bình tĩnh chiến đấu.
+ Ở trùng vi thứ nhất, vừa vào trận, sóng nước, đá sông hò la vang dậy, ùa vào bẻ gãy cán chèo võ khí, đá trái thúc vào bụng, vào hông thuyền. Nước như đô vật túm thắt lưng ông đò rồi đánh miếng đòn độc, đánh vào chỗ hiểm. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi. Trên con thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo của người cầm lái. Ông đò thực là một chiễn sĩ dũng cảm, rất bình tĩnh nén mọi đau đớn để chiến thắng kẻ thù.
+ Sang trùng vi thứ  hai, không một phút ngừng tay nghỉ mắt, ông đò thay đổi chiến thuật. Rất nham hiểm, xảo quyệt, sông Đà tăng thêm cửa tử, bố trí cửa sinh lệch sang bên phải để đánh lừa ông lái… Nắm chặt bờm sóng, ông đò  ghì cương bám chắc lấy luồng nước đúng, phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo. Hành động của ông lão thành thạo, chính xác, dũng mãnh trong từng động tác, đúng là tay lái ra hoa, điêu luyện của người nghệ sĩ. Bằng trí dũng, nghị lực kiên cường, người lái đò đã đánh bại dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh.
+Trùng vi thứ ba ít cửa hơn, nhưng bên phải bên trái đều là cửa tử. Luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ. Như một lão tướng, dày dạn kinh nghiệm, dũng cảm, nhanh gọn, dứt khoát, ông đò bình tĩnh tiến vào trận địa, rồi bất ngờ phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa. Con thuyền như một mũi tên lao vút xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa lái được, lượn được qua cổng đá cánh mở cánh khép. Thế là qua luồng chết, thế là hết cửa tử, ra đến cửa sinh,... dòng sông vặn mình vào một bến cát có hang lạnh. Ông đò uy nghi rạng rỡ trở về từ cõi chết. Ông đã chiến thắng thiên nhiên làm chủ cuộc đời. Cuối cùng thiên nhiên phải khuất phục dưới sự tài ba và lòng dũng cảm tuyệt vời của con người.
+ Nghệ thuật thể hiện:(0,5)
    ++ Thể tuỳ bút trở thành thế mạnh của Nguyễn Tuân
    ++ Nhịp văn gấp gáp, căng thẳng, dồn dập phù hợp với không khí giao tranh quyết liệt.
     ++Sử dụng bút pháp tương phản, Nguyễn Tuân khắc họa được sự đối kháng giữa hai lực lượng: một bên là thiên nhiên – thác đá Sông Đà hung bạo, dữ dội, một bên là con người – ông lái đò  thông minh dũng cảm, kiên cường, tài hoạ, nghệ sĩ.
- Đánh giá: (0,25)
+Ý kiến của nhà nghiên cứu giúp người đọc hiểu hơn về sức mạnh của thiên nhiên, nhưng con người có khả năng vượt lên sức mạnh đó bằng trí thông minh, lòng quả cảm và ý chí, nghị lực phi thường để làm nên chiến thắng;
+ Qua đó, ta thấy được tấm lòng dành cho thiên nhiên và người lao động cũng như tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn.
c/ Kết bài:(0,25)
- Tóm lại vấn đề đã nghị luận
          - Cảm nghĩ về vẻ đẹp của người lao động trong cuộc sống hôm nay.
(4.00)
4. Sáng tạo                                                    
            Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
( 0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu                        
            Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
( 0,25)


ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm