ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI  THỬ QUỐC GIA THPT
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Tối 25/12/2016, tập đầu tiên của Vòng Sáng tác và Tranh đấu chương trình Sing my song - Bài hát hay nhất đã diễn ra với đội thi mở đầu là đội của nhạc sĩ Đức Trí. (…)
Thí sinh nhỏ tuổi nhất Cao Bá Hưng - cháu đời thứ 7 của nhà thơ Cao Bá Quát đã kể lại Truyện Kiều bằng âm nhạc trên sân khấu khiến bốn HLV không ngớt lời khen ngợi. Với chủ đề được giao là 2 bức tranh về cô gái và chiếc đồng hồ, anh chàng đã nhanh chóng liên tưởng đến Kiều trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.Với sự đam mê dòng nhạc dân gian, thí sinh 18 tuổi đã kết hợp với đàn tỳ bà để viết nên ca khúc của mình. Cậu nhận được số điểm tuyệt đối 31 điểm từ dàn Hội đồng giám khảo gồm các nhạc sĩ và nhà báo.
HLV Lê Minh Sơn nhận xét: “Hôm nay tôi được cho 3 điểm, nhưng tôi chỉ muốn cho 30 điểm cho em, bởi vì 27 điểm tôi sẽ trao cho cái đàn nguyệt, một cậu rất trẻ nhưng hướng đến tính dân tộc, đó là điều tôi xúc động nhất trong em. Tôi nói đến cái cách mà nhạc sĩ Đức Trí hướng dẫn em và đưa em đến với âm nhạc dân tộc của Việt Nam, chúc mừng em”…
                                                       (Trích baogiaothong.vn, ngày 26/12/2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoan trích trên.
Câu 2. Tại sao thí sinh Cao Bá Hưng lại chọn dòng nhạc dân gian để thể hiện trong phần thi của mình?
Câu 3. Theo anh/chị điều gì đã làm cho HLV Lê Minh Sơn “xúc động nhất” khi nhận xét phần dự thi của thí sinh Cao Bá Hưng?
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị từ văn bản trên?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0  điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về giá trị của âm nhạc dân tộc đối với tuổi trẻ hiện nay.
Câu 2. (5,0 đim)
Phân tích hình tượng con người Việt Bắc trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu( Ngữ văn 12, HKI)













ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I

Đọc hiểu
3.0

1
Phương thưc biểu đạt chính: tự sự
0.5

2
Thí sinh Cao Bá Hưng lại chọn dòng nhạc dân gian để thể hiện vì:
- Lòng đam mê dòng nhạc dân tộc, tình yêu âm nhạc và sở trường của bản thân thí sinh
- Muốn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc và truyền thống gia đình
0.5

3
Điều đã làm cho HLV Lê Minh Sơn “xúc động nhất” khi nhận xét phần dự thi của thí sinh Cao Bá Hưng:
- Là thí sinh nhỏ tuổi nhất nhưng có phần trình diễn ấn tượng nhất bằng chính ca khúc em tự sáng tác, lấy cảm hứng từ nhân vật trong tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du.
- Chọn nhạc cụ dân tộc là đàn nguyệt để trình diễn một cách tự tin, sáng tạo.
1.00





4
      Thông điệp của văn bản:
-Tuổi trẻ phải biết yêu quý, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam,
- Hãy đến với những sân chơi lành mạnh để thể hiện tài năng, trí tuệ, tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam.
1.00
II

Làm văn


1
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về giá trị của âm nhạc dân tộc đối với tuổi trẻ hiện nay.
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: giá trị của âm nhạc dân tộc đối với tuổi trẻ hiện nay.
0.25



0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan từ bài thơ Viết cho con thể hiện trong phần Đọc hiểu để nêu vấn đề cần nghị luận: trái tim đừng lạc lõng trước vui buồn bất hạnh ở cuộc đời.
- Các câu phát triển đoạn:
     + Giải thích: Âm nhạc dân tộc Việt Nam
       Là một dòng nhạc của dân tộc có một truyền thống lâu đời đã đi vào đời sống dân gian
       + Phân tích, chứng minh:
        ++ Âm nhạc dân tộc ra đời rất sớm. Cha ông ta đã tạo dựng được một nền âm nhạc dân tộc có nhạc ngữ riêng, có bản sắc riêng.
         ++ Âm nhạc dân tộc Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần, có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt.
          ++ Đất nước ta đã có những di sản âm nhạc trở thành di sản văn hóa phi vật thể được thế giới tôn vinh  như: Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, hát ca trù, quan họ Bắc Ninh..
          ++ Hiện nay, một bộ phận người Việt không hiểu hết giá trị văn hóa của âm nhạc dân tộc mà hướng vào âm nhạc thương mại, âm nhạc nước ngoài, âm nhạc trẻ, có xu hướng quay lưng với âm nhạc dân tộc.
         + Bình luận mở rộng: Làm thế nào để phát huy những giá trị của âm nhạc dân tộc
          ++ Công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các thể loại âm nhạc dân tộc, các nghệ nhân, nghệ sĩ đã và đang nắm giữ kho di sản quý báu của dân tộc.
          ++ Tạo sân chơi lành mạnh bổ ích để thế hệ trẻ được thể hiện tài năng biểu diễn âm nhạc dân tộc…
1.00
          - Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:  + Chúng ta có thái độ đúng đắn hiểu về giá trị của âm nhạc dân tộc Việt Nam
          + Liên hệ bản thân.

d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25


2
  Phân tích hình tượng con người Việt Bắc trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu( Ngữ văn 12, HKI)
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một hình tượng trong một đoạn thơ.  
             Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
               Hình tượng con người Việt Bắc
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
a/ Mở bài:  (0,5)
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình-chính trị, đậm đà tính dân tộc.
- Đoạn thơ là phần đầu của bài Việt Bắc- bài thơ tiêu biểu trong chặng đường thơ thời kì chống Pháp.
- Đoạn thơ thể hiện thành công hình tượng con người Việt Bắc
b/ Thân bài:
- Khái quát bài thơ, đoạn thơ ( về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng…)(0,25)
- Phân tích hình tượng con người Việt Bắc trong đoạn thơ:(2,75 điểm)
+Hình ảnh con người Việt Bắc cần cù trong lao động:
++Con người Việt Bắc hiện lên trong sự giản dị, chất phác, vất vả, lam lũ và đắng cay. Bắt đầu từ hình ảnh áo chàm, người đọc dần khám phá ra chân dung cuộc sống của họ. Đó là cuộc sống tần tảo, lam lũ bát cơm sẻ nửa, miếng cơm chấm muối, chăn sui, với người mẹ nắng cháy lưng - địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô. Cái gian khổ, lam lũ của con người Việt Bắc cũng chính là của những năm tháng kháng chiến mà nhà thơ đã từng trải nghiệm, hơn nữa, cái vất vả, đói nghèo ấy còn chạm đến chiều sâu tâm khảm, đánh thức hình ảnh làng quê- hình ảnh quê hương trong mỗi con người ;
++Con người Việt Bắc mạnh mẽ, cần cù, bình dị nhưng cũng rất duyên dáng, đằm thắm…Đó là con người Việt Bắc mạnh mẽ tự tin trong tư thế của người đi nương, tư thế lao động Đèo cao, nắng ánh dao gài thắt lưng; là đức tính tỉ mỉ, kiên trì và đặc biệt tài hoa của người đan nón khi chuốt từng sợi giang; hay là cô gái Việt Bắc trẻ trung, xinh tươi, yêu đời, đi hái măng giữa rừng vầu, rừng nứa, một mình trong khúc nhạc rừng: Ve kêu rừng phách đổ vàng - Nhớ cô em gái hái măng một mình. Con người Việt Bắc, trong nỗi nhớ của nhà thơ là con người gắn liền với lao động, chan hoà với thiên nhiên, dẫu lam lũ trong đói nghèo vẫn bừng sáng tình yêu lao động, yêu thiên nhiên.
+Hình ảnh con người Việt Bắc nghĩa tình thuỷ chung:
++ Hình ảnh con người Việt Bắc nghĩa tình được bộc lộ ở sự thuỷ chung gian khổ trong thiếu thốn cơ cực với kháng chiến: Mình đi, … những mây cùng mù; Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi - Thương nhau, chia củ sắn lùi - Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Tình người luôn hiện hữu bất chấp thực tại đói nghèo, đầy gian nan: Mình đi có nhớ những nhà - Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
++Nghĩa tình của người Việt Bắc còn là sự chia sẻ niềm vui, cùng chung niềm lạc quan yêu đời với cách mạng: Nhớ sao lớp học i tờ -Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan . Trong dòng thác quật khởi: Những đường Việt Bắc của ta - Đêm đêm rầm rập như là đất rung có gương mặt người Việt Bắc.
+ Lí giải nguyên nhân tạo nên sự liên tưởng giữa hình tượng con người Việt Bắc và hình tượng nhân dân:
++Thứ nhất, cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng thế sự - công dân mà không phải cảm hứng thế sự - đởi tư. Cảm hứng ấy không chỉ được thể hiện bằng giọng thơ trang trọng, hào hùng bằng giọng điệu thiết tha, dịu ngọt của tình cảm lứa đôi. Những nội dung chính trị, sử thi thường được ẩn sau thế giới tâm tình rất riêng tư của cá nhân: Nhớ gì như nhớ người yêu - Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương; Nhớ từng bản khói cùng sương - Sớm khuya bếp lửa, người thương đi về ; Rừng thu trăng rọi hoà bình - Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Chính điều này đã xoá nhoà đường biên giữa cái tôi và cái ta, giữa cộng đồng và dân tộc.
++Thứ hai, sự liên tưởng này không phải chỉ có trong thơ Tố Hữu mà mang tính phổ quát đối với thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 ( thơ Lê Anh Xuân, Chế Lan Viên …). Chính vì lẽ đó, hình tượng con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc có giá trị như sự lí giải về cội nguồn sức mạnh chiến thắng của dân tộc: sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ, niềm vui, cùng chung lòng căm thù.
c/Kết bài :(0,5)
-Hình tượng con người Việt Bắc vừa giúp nhà thơ nói được những vấn đề lớn của đất nước (thời khắc chuyển giao giữa hai giai đoạn cách mạng khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới kết thúc, công cuộc xây dựng đất nước đang nằm trong dự cảm) vừa chạm vào được chỗ sâu thẳm trong truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.
           -Hình tượng con người Việt Bắc là bằng chứng sinh động cho phong cách thơ Tố Hữu: Sự kết hợp hài hoà giữa tiếng thơ chính trị và tiếng thơ trữ tình.
(4.00)
4. Sáng tạo                                                   
            Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
( 0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu                        
            Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
( 0,25)