Chuyên mục : Kiến thức tiếng Việt


Chuyên mục : Kiến thức tiếng Việt


1.     Phong cách ngôn ngữ

TT
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
DẠNG VĂN BẢN
1
Sinh hoạt
1.  Tính cụ thể; 
2.  Tính cảm xúc
3.  Tính cá thể hóa
Chuyện trò/ nhật kí/ thư từ
2
Khoa học
1.  Tính khái quát,
2.  Trừu tượng, tính lí trí, lôgic;
3.  Tính khách quan, phi cá thể.
Chuyên sâu/ giáo khoa/ phổ cập
3
Nghệ thuật
1.  Tính hình tượng
2.  Tính truyền cảm;
3.  Tính cá thể hóa.
Thơ, truyện, kịch, nghị luận...
4
Chính luận
1.  Tính công khai về quan điểm chính trị;
2.  Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận;
3.  Tính truyền cảm, thuyết phục.
Cương lĩnh, tuyên ngôn, xã luận, báo cáo chính trị, ...
5
Hành chính
1.  Tính khuôn mẫu;
2.  Tính minh xác;
3.  Tính công vụ.
Đơn, biên bản, sơ yếu lí lịch...
6
báo chí
1.  Tính thông tin sự kiện;
2.  Tính ngắn gọn;
3.  Tính hấp dẫn.
Tin tức, phóng sự, quảng cáo....

2.     Các phép liên kết

TT
PHÉP LIÊN KẾT
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DIỆN
1
Phép lặp từ ngữ
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
2
Phép liên tưởng
Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
3
Phép thế
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
4
Phép nối
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước

3.     Các biện pháp tu từ từ vựng ( liên quan đến từ)

TT
BIỆN PHÁP TU TỪ
NỘI DUNG CỤ THỂ
VÍ DỤ
1
So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Trẻ em như búp trên cành

2
Nhân hoá
Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc  hiện lên sống động, gần gũi với con người.
Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.

3
Ẩn dụ
Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

4
Hoán dụ
Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).
5
Chơi chữ
là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
Con cá đối nằm trên cối đá
6
Nói quá
là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.
7
Nói giảm, nói tránh
là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
8
Phép điệp
là sự lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
9
Phép đối
là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.

4.     Các biện pháp tu từ cú pháp (liên quan đến câu)

TT
PHÉP TU TỪ
ĐẶC ĐIỂM
VÍ DỤ
1
Đảo ngữ
Đảo ngữ là biện phap tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,…
 “Lom khom dưới núi: tiều vài chú
  Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”


2
Lặp cấu trúc
Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”

3
Chêm xen
Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
 “Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
 Cũng vào du kích!

4
Câu hỏi tu từ
Là đặt câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác.
“Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?”
5
Phép liệt kê
Phép liệt kê là cách sắp xếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh, biểu hiện khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
5.     Câu chia theo mục đích nói

TT
KIỂU CÂU
MỤC ĐÍCH NÓI
NHẬN BIẾT
1
Câu trần thuật
(hay còn gọi là câu kể)
Dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự việc.

Cuối câu kể thường ghi dấu chấm (.).
2
Câu nghi vấn
(hay còn gọi là câu hỏi)
Chủ yếu dùng để hỏi (hỏi người và hỏi chính mình). Đôi khi, dùng vào mục đích khác (cảm thán/ cầu khiến.).

- Có các từ nghi vấn: có...không, (làm) sao, hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Cuối câu có dấu chấm hỏi (?).

3
Câu cầu khiến
Dùng để:
- cầu khiến (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo).
- khẳng định hoặc phủ định .
- bộc lộ tình cảm, cảm xúc .
- Có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, nhé…đi , thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến;
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than (!), nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.).

4
Câu cảm thán
Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết).
- Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, xiết bao, biết chừng nào,...
- Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)


6.     Nghĩa của từ

TT
VẤN ĐỀ
KHÁI NIỆM
VÍ DỤ
1
Hiện tượng chuyển nghĩa
- Trong từ nhiều nghĩa, bao giờ cũng có nghĩa gốc (nghĩa đen) và nghĩa chuyển (còn gọi là nghĩa bóng). Hiện tượng thay đổi nghĩa từ nghĩa gốc ban đầu của từ gọi là chuyển nghĩa.
- Hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản: Ẩn dụ và Hoán dụ
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân, đi khắp nước.
2
Đồng âm

Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- đường­1 (đường tàu Thống Nhất); đường2 (mua một cân đường).
- sao1 (ông sao trên trời); sao2 (sao anh lại làm như thế); sao3 (đi sao giấy khai sinh); sao4 (sao thuốc nam)…
3
Đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.
- hy sinh, từ trần, băng hà, ngủm, chết, mất, qua đời
- trông, ngó, liếc, dòm, nhìn…
4
Trái nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
mềm – cứng (chân cứng đá mềm); mềm – rắn (mềm nắn rắn buông); ít – nhiều (của ít lòng nhiều), lợi – hại (lợi bất cập hại), sống – chết….