ĐỀ SỐ 46 - TP1 (2019)


ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trên mộ của một giáo sĩ người Anh ở cung điện Westminster có viết những lời sau đây:
” Khi tôi còn trẻ và tự do, trí tưởng tưởng của tôi không có giới hạn, tôi đã mơ về việc thay đổi cả thế giới. Khi tôi lớn hơn và khôn ngoan hơn, tôi nhận ra thế giới sẽ không thay đổi và tôi chỉ quyết định chỉ thay đổi đất nước mình. Nhưng ngay cả đất nước tôi cũng vậy, dường như không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào tuổi xế bóng và nỗ lực cuối cùng đầy tuyệt vọng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình mình, những con người gần gũi với tôi nhất nhưng họ vẫn là họ và vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời tôi chợt nhận ra nếu tôi thay đổi bản thân trước thì có lẽ tôi đã có thể thay đổi được gia đình mình. Có được sự khích lệ và tình cảm của họ tôi có thể làm cho đất nước mình tốt đẹp hơn và biết đâu tôi có thể thay đổi được cả thế giới.”
 Những người gặp khó khăn trong các mối quan hệ thường chỉ nhìn vào người khác chứ không chịu nhìn nhận bản thân để giải thích vấn đề. Để thay đổi bất kỳ khuyết điểm của bản thân, chúng ta phải xem lại chính mình và sẵn sàng chấp nhận. Nhà phê bình Samuel Johnson khuyên ” Những người không hiểu biết nhiều về con người thường lảng phí cả cuộc đời kiếm tìm hạnh phúc bằng cách thay đổi mọi thứ mà quên mất phải thay đổi chính con người mình. Nỗ lực của họ không mang lại kết quả mà còn nhân lên sựđau khổ”.
(Trích Johnson Maxwell, Thuật đắc nhân tâm, NXB Lao Động, 2016, tr 48-49)
Câu 1. Tóm tắt quá trình chuyển biến về nhận thức của giáo sĩ người Anh trong đoạn trích.
Câu 2. Hãy tìm một câu trong đoạn trích hàm chứa chủ đề của cả đoạn.
Câu 3. Theo anh (chị) điều gì đã quyết định sự thay đổi nhận thức của người giáo sĩ ?
Câu 4. Theo tác giả đoạn trích, trong các mối quan hệ xã hội, việc nhìn nhận chính bản thân của mỗi người có vai trò như thế nào ?
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm):Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ở ngoài kia.
Câu 2(5,0 điểm)
Cho hai đoạn thơ sau:
– Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son…

– Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
( Trích Việt BắcTố HữuNgữ văn 12, Tập 1, tr.110 – 111)
Cảm nhận của anh (chị) vềhai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu.
 ———————-HẾT———————-
PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU3.0
1Quá trình nhận thức của giáo sĩ người Anh:
Khi còn trẻ giáo sĩ mơ ước thay đổi cả thế giới, rồi thu hẹp ước mơ thay đổi đất nước, hẹp hơn nữa là muốn thay đổi gia đình và người thân. Nhưng đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời thì ông nhận ra điều quan trọng nhất là phải thay đổi chính bản thân mình.


0.5
2Câu nói hàm chứa chủ đề của cả đoạn: “Những người không hiểu biết nhiều về con người thường lãng phí cả cuộc đời tìm kiếm hạnh phúc, bằng cách thay dổi mọi thứ mà quên mất phải thay đổi chính con người mình”
0.5
3Sỡ dĩ giáo sĩ người Anh phải điều chỉnh mực đích sống và ước mơ của mình là vì: những ước mơ đó đều là hảo huyền, thiếu thực tế. Nó vượt ra ngoài khả năng của bản thân và không thể thực hiện được chỉ với mong muốn cá nhân.

1.0
4Theo tác giả, trong các mối quan hệ xã hội, thì cần xuất phát từ bản thân để lí giải các vấn đề, thay đổi các khuyết điểm của bản thân, thay đổi chính bản thân mình. Vì có thay đổi bản thân thì mới thay đổi được cả thế giới này.1.0
IILÀM VĂN
1Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia.2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, song hành…
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Về cơ bản đoạn văn gồm các ý chính sau:
– Giải thích nội dung quan điểm: câu “hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia” Khẳng định mọi người phải luôn đề cao sự tự ý thức cá nhân, phải tự đánh giá quan sát phán xét bản thân về mọi mặt như về ưu điểm, nhược điểm, năng lực, hạn chế, hành vi đúng, sai của bản thân… Tự ý thức giúp ta hoàn thiện bản thân, có khẳ năng thích ứng tốt với cuộc sống trước, sau đó mới tùy theo sức mà nghĩ tới chuyện thay đổi thế giới ngoài kia.
– Phân tích chứng minh:
+Ngày còn bé, ta thường chỉ muốn mọi người phải làm theo ý mình. Nếu không được đáp ứng ta giận dỗi khóc lóc,… Nhưng khi trưởng thành chúng ta nhận ra rằng chỉ đòi hỏi người khác hoặc làm theo ý riêng của mình thì dễ khiến bản thân mình rơi vào bế tắc, phiền muộn. Cho nên muốn người khác thay đổi cho vừa ý ta là một yêu cầu vô lí. Bởi vậy muốn mọi sự tốt đẹp bản thân chúng ta phải nên thay đổi trước khi đòi hỏi người khác thay đổi.
+Tuy nhiên, khi chúng ta cố gắng thay đổi để cuộc sống tốt hơn mà người khác vẫn cố tình không thay đổi thì dễ dẫn đến những bất công ngang trái khổ đau. Hơn nữa, nếu mọi thứ trong cuộc sống đến với bạn quá dễ dàng và thuận lợi thì bạn cũng chẳng nhìn ra giá trị lao động, không trân trọng những giá trị mình làm ra. Vì thế mà cuộc sống càng nhiều chông gai, thử thách thì bạn càng có nhiều cơ hội khám phá để thành công.
+Bàn luận: Chỉ có sự tự ý thức về bản thân thì ta mới xử lí tốt các mối quan hệ xã hội, mới đánh giá được người khác và bản thân, để  ngày càng hoàn thiện. Mỗi người có một sự tự ý thức thì cuộc sống xã hội dần dần trở nên tốt đẹp hơn. Đó chính là lúc để ta có cơ hội thay đổi người thân, bạn bè, thế giới.
0,25

0,25










1,0

0,25
2Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.5,0
a. Bảo đảm cấu trúc nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
– Hai đoạn thơ là lời đối thoại tâm tình giữa người ở lại (đồng bào chiến khu Việt Bắc) và người ra đi (cán bộ cách mạng…) trong phút giây chia tay đầy lưu luyến.
– Tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu.
c.      Triển khai vấn đề cần nghị luận
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, khái quát hai đoạn thơ.

0,5




0,5
– Cảm nhận hai đoạn thơ
* Mở đầu người ở lại cất lời trước bằng những câu hỏi tha thiết: mình đi có nhớ những ngày, mình về có nhớ chiến khu, mình đi có nhớ những nhà…khiến những câu thơ thành lời nhắc nhỡ, nhắn nhủ ngời ra đi đừng quên mọt quá khứ chiến đấu dầu gian khổ nhưng đầy vinh quang của dân tộc. Mỗi câu hỏi đều đánh thức khơi gợi trong nỗi nhớ những kỉ niệm kháng chiến không thể nào quên.
+ Kỉ niệm trải suốt dòng thời gian của những  ngày kháng chiến chồng chất gian khổ, hi sinh. Những mưa nguồn, suối lũ, mây mù đâu chỉ là khí hậu khắc nghiệt của miền sơn cước mà còn là bao gian nan thử thách từng niếm trải “ miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”
+ Cội nguồn làm nên sức mạnh của con người Viêt Nam chính là lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết. Tình cảm ấy được thể hiện qua tình cảm gắn bó, yêu thương của đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ kháng chiến cho cách mạng. Đó là nhớ nhung lưu luyến trào dâng trong lòng người, ôm trùm cả khôn gian rừng núi. Con người và thiên nhiên như thẩn thờ, ngẩn ngơ “Mình về rừng núi nhớ ai…già” Trong câu thơ Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son đã khắc họa một miền quê nghèo khổ mà tha thiết lòng người. Đây cũng là giá trị bền vững liêng thiêng nhất một thời kháng …
·                Thấu hiểu sự băn khoăn, lời nhắn nhủ của người ở lại người ra đi đã đáp lại tình cảm son sắt thủy chung “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”. Không những thế người ra đi còn khẳng định về tình cảm gắn bó với lòng biết ơn sâu nặng mà quê hương Việt Bắc đã giành cho “Ta với mình, mình với ta…Mình đi mình lại nhớ mình. Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”.
·                Trong tâm trí người ra đi hình ảnh con người và thiên nhiên Việt Bắc hòa quyện trong nỗi nhớ. Người Việt Bắc giản dị mà giàu ân tình, cảnh VB thì thơ mộng hữu tình “Nhớ gì như nhớ người yêu
2,0















*Nhận xét về tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu:
Thơ Tố Hữu nói chung và Việt Bắc nói riêng đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và hình thức nghệ thuật.
+ Ngợi ca nghĩa tình cách mạng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến giữ nước, Tố Hữu đã tiếp nối và phát huy những truyền thống đạo đức cao quý của dân tộc. Những câu thơ “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”, “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” cho thấy một dân tộc nghèo khó, vất vả mà thủy chung, nghĩa tình.
+ Tác gỉa đã sử dụng nhuyền nhuyển thể thơ lục bát và cấu tứ của ca dao. Cặp đại từ nhân xưng “ta”, “mình” biến đổi linh hoạt. “Ta” khi là người ở lai “Mình về mình có nhớ ta”, khi là người ra đi “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. “Mình” lúc là ngôi thứ nhất, lúc lại là ngôi thứ hai, có lúc lại chỉ cả người người đi kẻ ở “Mình đi mình lại nhớ mình”…Sự đan xen hòa quyện ấy đã thể hiện mối đồng cảm sâu xa của những trái tim cùng nhịp đập trong thời khắc thiêng liêng ấy.
+ Tố Hữu tận dụng tối đa hiệu quả các hình thức tiểu đối trong các hình thức tiểu đối trong các câu thơ lục bát tạo âm điệu nhịp nhàng, cấu trúc hài hòa cho tác phẩm. Ngôn từ thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, giản dị và đầy sức gợi…
1,0
d.Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25

e. Sáng tạo:
Thể hiện sâu sắc vấn đề cần nghị luận, có những phát hiện mới mẽ.
0,5