ĐỀ SỐ 26 (Đề tập huấn tỉnh Bình Định 2019)

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
NHÓM 4: TRẦN CAO VÂN, VÂN CANH, PHÙ MỸ I, NGÔ LÊ TÂN

ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

I Mục tiêu:
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn ngữ văn THPT.
- Đề kiểm tra bao gồm những nội dung kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình ngữ văn 11,12 theo 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra:  tự luận.
II.Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
III.Thiết lập ma trận:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Vận dụng cao
Cộng
Nội dung
1.  Đọc – hiểu
Ngữ liệu:  01 văn bản đề cập vấn đề gần gũi, có ý nghĩa trong đời sống
 Nhận biết được thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản
Hiểu được nội dung, vấn đề được trình bày trong văn bản

Vận dụng sự hiểu biết về văn bản, trình bày suy nghĩ của  mình về một thông điệp có ý nghĩa nhất.


Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ %
Số câu: 01
Số điểm:0,5
5%
Số câu:2
Số điểm: 1,5
15%
Số câu :1
Số điểm:1
10%

Số câu: 4
Số điểm: 3 
    30%
2: Làm văn
Nghị luận xã hội:
Viết đoan văn 200 chữ


 Viết môt đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội được nêu ra ở phần đọc hiểu

Số câu: 1
Số điểm: 2 
    20%
Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ %


Số câu: 1
Số điểm: 2
20%

Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Nghị luận văn hc:


Vận dụng những kiến thức về tác giả tác phẩm, kết hợp các thao tác nghị luận và các phương thức biêu đạt, biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Số câu:
Số điểm, tỉ lệ%


Số câu :1
Số điểm:5
50%
Số câu : 1
Số điểm: 5
50%
Tổng cộng
Số điểm:0,5
5%
Số điểm: 1,5
15%
Số điểm: 8,0
80%
 Số điểm: 10 
100%

IV. ĐỀ THAM KHẢO
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về từ "hạnh phúc" như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
(2) Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề "riêng tư" và "cá nhân". Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
(3) Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.
(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2016, trang 40-41)
Câu 1. Xác định các thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn (3) (0,5 điểm)
(NB)
Câu 2. Vấn đề chính được trình bày trong đoạn trích trên là gì?(0,5 điểm) (TH)
Câu 3.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1) (1.0 điểm) (NB-TH)
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm) (VD)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ câu trả lời của anh/chị cho câu hỏi về hạnh phúc: Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
Câu 2 ( 5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắccủa Tố Hữu:
                                      Nhớ khi giặc đến giặc lùng
                                      Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
                                          Núi giăng thành lũy sắt dày

                              Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
                                  Mênh mông bốn mặt sương mù
                     Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
                                                          (Việt Bắc –Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1)
Từ đó hãy làm rõ tính sử thi của đoạn thơ.

--------------HẾT--------------

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH

NHÓM 4
 TRẦN CAO VÂN, VÂN CANH, PHÙ MỸ I, NGÔ LÊ TÂN

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)




Phần
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu
Câu 1
Các thao tác lập luận sử dụng trong đoạn văn (3): bình luận và so sánh

0,5
Câu 2
Vấn đề được trình bày trong đoạn trích: hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân, riêng tư mà còn ảnh hưởng, tác động đến nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè tới cả những người xa lạ.

0,5
Câu 3
- Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1):
+ Câu hỏi tu từ (học sinh chỉ ra 6 câu hỏi tu từ).
+  Lặp cấu trúc cú pháp 6 lần (cấu trúc “ Là” + một tiêu chí - biểu hiện của hạnh phúc)
- Tác dụng:
+ Mỗi câu hỏi nêu ra, khẳng định một điều đem lại hạnh phúc cho con người. Biện pháp lặp cấu trúc: khẳng định có rất nhiều điều khác nhau đem lại hạnh phúc.
+ Qua đó, tác giả khắc họa nỗi băn khoăn trong suy nghĩ của mỗi người và ngầm bày tỏ suy nghĩ của bản thân: quan niệm nào về hạnh phúc được nhắc đến cũng đúng, nhưng tách riêng từng tiêu chí là chưa đủ, mà phải kết hợp hài hòa tất cả mới đem lại hạnh phúc trọn vẹn của mỗi cá nhân và cho mọi người.

0,5




0,5



Câu 4
Đây là câu hỏi mở, cho phép học sinh tự chọn lựa thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Câu trả lời của học sinh cần đạt các yêu cầu:
- Thông điệp được gợi ra từ đoạn trích, có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp đối với nhận thức, quan niệm, lối sống của thí sinh nói riêng và mỗi người nói chung.
- Lí giải lí do lựa chọn và ý nghĩa của thông điệp một cách ngắn gọn, thuyết phục.



0,5


0,5
Làm văn
Câu 1
* Yêu cầu chung: Học sinh biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí; đảm bảo dung lượng quy định (khoảng 200 chữ). Trình bày được hiểu biết, suy nghĩ đúng đắn, tích cực. Hành văn chặt chẽ, trong sáng, chuẩn xác.
*Lưu ý:
-Nếu học sinh viết nhiều hơn 01 đoạn văn thì chỉ chấm đoạn văn thứ nhất.
- Nếu dung lượng đoạn văn vượt số chữ quy định quá nhiều thì trừ 0,25 điểm.
* Yêu cầu cụ thể: Cần đảm bảo được những nội dung sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
- Học sinh bày tỏ ý kiến về hai quan niệm hạnh phúc.
+Giải thích: hạnh phúc là niềm vui, sựhài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp.
+ Bình luận: Khẳng định quan niệm trong hai câu hỏi đều đúng:
   . Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc.
 . Hạnh phúc là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống.
  . Quan niệm của học sinh về hạnh phúc: cần kết hợp cả hai - đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa.
 +Phê phán: suy nghĩ, cách sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng...
(Học sinh dùng lí lẽ và dẫn chứng để trình bày quan điểm một cách sáng tỏ, thuyết phục)
-Khẳng định lại ý nghĩa của việc lựa chọn quan niệm hạnh phúc để tạo ra hạnh phúc và có cuộc sống hạnh phúc.











0,25

1,5

0,25

0,75








0,5


0,25
Câu 2
  *Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Bài viết có bó bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày…
 * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
5.0

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề
0,25
2. Phân tích, chứng minh
a. Cảm nhận về nội dung:Đoạn thơtái hiện cảnh Việt Bắc đánh giặc qua nỗi nhớ của người về, thể hiện niềm tự hào về chiến khu cách mạng, về cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Nhớ Việt Bắc đánh giặc, trước hết nhớ thời điểm giặc đến giặc lùng.Vì sao?
- Nhớ cảnh núi rừng Việt Bắc đánh giặc
+ Câu thơ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây được viết theo phép nhân hóa, gợi cảnh cả núi rừng đứng lên đánh giặc.
+Những câu thơ tiếp theo cụ thể hóa vai trò của rừng núi trong cuộc chiến tranh nhân dân:
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
+ Hai câu thơ cuối nói lên sức mạnh của cả quê hương, bộc lộ niềm tin tưởng ở khối đoàn kết toàn dân:
          Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
- Đánh giá chung: đoạn thơ đã tiếp nối mạch cảm xúc của văn chương trung đại về vai trò của địa hình, địa thế trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Nét mới là núi rừng đánh giặc, là cả đất trời cùng con người đồng lòng đứng lên chiến đấu chống ngoại xâm. Bằng những hình ảnh kì vĩ, nhà thơ đã nói lên được sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, bộc lộ niềm tin tưởng, tự hào về khối đoàn kết toàn dân.
b. Cảm nhận về nghệ thuật
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, nhiều động từ được vận dụng để tái hiện bức tranh Việt Bắc đánh giặc.
- Hình ảnh thơ kì vĩ; biện pháp tu từ nhân hóa làm cho hình ảnh núi rừng sinh động, có hồn.
- Thể thơ lục bát được vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn mang âm vang hào hùng của chiến trận
c. Nhận xét về tính sử thi của đoạn thơ
- Về nội dung
+ Đề cập đến một vấn đề lớn lao của dân tộc, liên quan đến vận mệnh của cộng đồng, đó là cuộc chiến đấu bảo vệ chiến khu Việt Bắc – cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.
+  Khắc họa tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Bắc.
- Về hình thức: hình ảnh hào hùng, kì vĩ; phép tu từ nhân hóa làm cho hình ảnh núi rừng cũng trở thành một nhân vật tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến cùng với con người gợi hình ảnh đất nước đứng lên; nhiều động từ mạnh; thể thơ lục bát được vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn đã tái hiện được bức tranh chiến trận; sự cộng hưởng những yếu tố nghệ thuật trên đã tạo nên âm hưởng anh hùng ca của đoạn thơ
4,0
2,0


0,25

1,5









0,25





1,0

0,5
0,25

0,25

1,0
0,5





0,5






3. Kết bài
- Đoạn thơ miêu tả cảnh núi rừng cùng với con người đồng lòng đứng lên đánh giặc, thể hiện niềm tự hào của tác giả về căn cứ địa Việt Bắc, về cuộc chiến tranh nhân dân mà cả dân tộc đang tiến hành để bảo vệ độc lập, tự do.
- Đoạn thơ mang âm hưởng anh hùng ca rất tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
0,25

- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25

0,25

ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm